Our site will be undergoing maintenance from 6 a.m. - 6 p.m. ET on Saturday, May 20. During this time, Bookshop, checkout, and other features will be unavailable. We apologize for the inconvenience.
Cookies must be enabled to use this website.
Book Image Not Available Book Image Not Available

See inside

Book details
  • Genre:BIOGRAPHY & AUTOBIOGRAPHY
  • SubGenre:Personal Memoirs
  • Language:Vietnamese
  • Series title:America Where I Live
  • Series Number:1
  • Pages:122
  • Paperback ISBN:9781543934182

42 Nam Song O My: Duoc Gi? Mat Gi?

by Le Thanh Hoang Dan

Book Image Not Available Book Image Not Available

See inside

Overview

Sách này ghi lại những suy nghĩ riêng tư của một người thường dân Việt Nam do tình cờ lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gia đình con cái bị cuốn hút vô biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Cuộc đời của tôi giống phần nào đời các bạn sau biến cố lịch sử này, bị xáo trộn, bị cuốn hút trong vòng xoáy lịch sử, bánh xe lịch sử nghiền nát, cố gắng tranh đấu để sống, và xây dựng lại cuộc đời yên bình và hạnh phúc cho mình, và vợ con. Đây không phải là một cuốn sách chánh trị.


Tôi đến đây với hai bàn tay trắng, và quyết tâm làm việc xây dựng cuộc đời mới. Nước Mỹ là miền đất hứa của di dân. Ai bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương của họ cũng có thể đến đây tìm cuộc đời mới, giấc mơ Mỹ. Sống dưới đáy xã hội, tôi vẫn còn chút kiêu hãnh dân tộc, không muốn thua chủng tộc khác đến đây trước tôi. Phải sống ra hồn, tôi là một người Việt Nam, tôi không thua ai, họ làm được tôi làm được.


Một quyển sách nói về những trải nghiệm trong những năm sống ở Mỹ . Nên đọc để tìm hiểu sự thật và rút tỉa kinh nghiệm sống. Tuổi trẻ cần đọc để mở mang trí tuệ. Sinh viên học sinh nên đọc để cố gắng tranh đấu, rèn luyện . Mọi lứa tuổi cần đọc như một món quà tinh thần thú vị, hữu ích trong những giây phút nhàn rỗi.


Lê Thanh Hoàng Dân, Tác Giả





Description


Biến cố ngày 30 tháng Tư năm 1975 gây nhiều đổ vỡ, xáo trộn trong xã hội miền Nam. Người ở lại mất hết tài sản, gia đình nào cũng có người ở tù cải tạo, nhiều người bị đuổi đi vùng kinh tế mới, con cái bị kỳ thị không được học đại học, vì lý lịch ông bà cha mẹ phải sống cuộc đời của những công dân hạng nhì. Người ra đi cũng có nhiều nỗi khổ riêng.


Đây là những trăn trở của một người Việt Nam do tình cờ lịch sử được sanh và lớn lên ở miền Nam. Cuộc đời của tôi sau ngày lịch sử này giống như đời các bạn trong Nam. Nói về tôi, là nói về tất cả chúng ta, đã bị bánh xe lịch sử nghiền nát hơn 42 năm nay, cố gắng làm lại cuộc đời, tranh đấu để sống và chết ở hải ngoại, hay bên nhà.


Không ai hiểu được chúng ta bằng chúng ta... Đây không phải là sách chánh trị.

About the author

Tiểu Sử Lê Thanh Hoàng Dân




Lê Thanh Hoàng Dân (sanh năm 1937) là một cựu giáo sư, nhà nghiên cứu và dịch giả người Việt Nam. Sanh tại Sài Gòn.


Trước năm 1975 lúc mới ra trường ông dạy học tại nhiều trường Trung Học như Võ Trường Toản Sài Gòn, Trung Học Tây Ninh, và Trung Học Sa Đéc. Ông từng làm việc tại Trung Tâm Học Liệu, với tư cách chủ sự Phòng Tu Thư, và Phó Giám Đốc trung tâm này trong nhiều năm. Từ năm 1965, ông về phục vụ tại trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, và từ năm 1973 tại trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Ông cũng dạy học nhiều nơi với tư cách Giáo Sư Thỉnh Giảng tại Đại Học Sư Phạm Cần Thơ, Cao Đài (Tây Ninh), và Hòa Hảo (Long Xuyên).  


Bên cạnh việc dạy học, ông chủ trương nhà xuất bản Trẻ và cho ra đời nhiều tủ sách giá trị như: Tủ Sách Văn Học Thế Giới, Tủ Sách Tâm Lý, Tủ Sách Giáo Dục, Tủ Sách Khoa Học Nhân Văn, v.v.. Tổng cộng số sách của nhà xuất bản Trẻ trước năm 1975 lên đến trên 30 cuốn. Ông cũng được nhắc nhở nhiều với các chương trình Đố Vui Để HọcQuê Hương Mến Yêu trên Truyền Hình Việt Nam thời trước năm 1975.  


Sau năm 1975, ông định cư tại New York (Hoa Kỳ). Tại đây, dù tuổi đã lớn (trên 40 tuổi), ông vẫn tiếp tục theo học và tốt nghiệp MS & MBA tại Đại học Pace, New York và làm việc cho nhiều ngân hàng và công ty ở Hoa Kỳ. Từ năm 2002, ông nghỉ hưu, và cùng người tình trăm năm chu du thiên hạ.


Sách in trước năm 1975 tại Sài Gòn đã bỏ lại Việt Nam năm 1975. Trong Tủ Sách Giáo Dục, có một số tựa sách như sau: Các Vấn đề Giáo Dục, Triết Lý Giáo Dục, Lịch Sử Giáo Dục, Luân Lý Chức NghiệpQuản Trị Học Đường, v.v… Tủ Sách Tâm Lý và Sư Phạm: Tâm Lý Nhi Đồng, Tâm Lý Giáo Dục, Phương Pháp Sư Phạm, Tư Tưởng Sư Phạm, Tâm Lý Thanh Thiếu Niên,  Sư Phạm Lý Thuyết, v.v… Tủ Sách Văn Học Thế Giới có: Thân Phận Con Người của André Malraux, Bức Tường của Jean Paul Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, và nhiều nhà văn từng đoạt giải thưởng văn chương Nobel khác như André Gide, Ernest Hemingway, John Steinbeck, v.v… Tủ sách Khoa Học Nhân Văn có: Những Danh Tác Chánh Trị, Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh, Làm Thế Nào Để Bán Một Tổng Thống, v.v…


Sau 43 năm vắng bóng, mùa tháng Tư năm nay 2018, giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân đã trở lại nghề viết văn và xuất bản sách thời xa xưa, để góp phần cho sự hiểu biết nhiều hơn về nước Mỹ, và người gốc Việt hiện đang sống ở đây.


Sách đang in: 42 Năm Sống ở Mỹ: Được gì và Mất gì?, Bộ sách Nước Mỹ nơi Tôi Đang Sống (Quyển 1): Thành phố New York; và (Quyển 2): Tiểu Bang California.


Sách sắp in: Bộ sách Nước Mỹ nơi Tôi Đang Sống (Quyển 3): Miền Đông, (Quyển 4): Tiểu bang Florida, (Quyển 5): Miền Trung Tây và (Quyển 6): Các Vườn Quốc Gia lớn của Hoa Kỳ.



Book Reviews

to submit a book review
Hoang
Thanh Pho New York Book review by Vann Phan: "Có rất nhiều sách viết về tiểu bang New York và Thành Phố New York, bởi vì New York vốn là cửa ngỏ đón nhận những di dân và người tị nạn đầu tiên đến Mỹ định cư, được coi là cái nôi nuôi dưỡng di dân từ bốn phương trời đến sinh sống tại Mỹ, với biểu tượng là Tượng Nữ Thần Tự Do cầm đuốc với ngọn “lửa thiêng soi toàn thế giới” trước hải cảng New York. Nhưng phần lớn những quyển sách đầu tiên viết về New York đều phản ảnh cái nhìn từ phía người Âu Châu, và mãi về sau này mới có sách của người Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa và Đại Hàn. Quyển “Nước Mỹ nơi tôi đang sống: New York” là một trong những quyển sách đầu tiên về tiểu bang và thành phố New York nhìn từ góc độ của một di dân và một người tị nạn Việt Nam. Dưới mắt của tác giả Lê Thanh Hoàng Dân, New York không những chỉ là Tượng Nữ Thần Tự Do, là Wall Street, là Times Square, là The New York Times, là Phố Đại Hàn, là Chợ Tàu, là Phố Sài Gòn Nhỏ… mà còn là thế giới của rất nhiều loài hoa khoe sắc, từ hoa anh đào và hoa mẫu đơn cho tới hoa monet và hoa thủy tiên, thậm chí bông sen, bông súng cũng có nữa. Quyển sách vừa chứa đụng những chi tiết chính xác như được lấy ra từ thư viện mà cũng vừa đầy những tình tiết sống động của một cư dân và cũng là một khách du lịch nữa." Read more
MICHELLE
42 Năm Sống ở Mỹ, Được Gì? Mất Gì? Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, tác giả bộ sách văn học miền Nam nổi tiếng xuất bản trước năm 1975 (Văn Học Nam Hà 1971-1973, Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam 1969, và Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp 1972) đã nói gì về "Bộ sách 7 quyển viết về Nước Mỹ" của Lê Thanh Hoàng Dân? “Về những quyển sách mới của một người bạn: Tôi quen biết Lê Thanh Hoàng Dân từ khi chúng tôi mới bắt đầu đi dạy học. Đã hơn năm mươi năm qua, lúc đó hai đứa cùng nhau quyết tâm cống hiến những hiểu biết, những suy nghĩ của mình vào những quyển sách mà mình thấy là có ích cho đời. Và Lê Thanh Hoàng Dân viết chung quanh những vấn đề giáo dục, tâm lý trong giáo dục, phương pháp giáo dục, ông sưu tầm các sách giáo dục u Mỹ thời danh để đọc để dịch để phân phối cho bạn bè đọc dịch. Cuối cùng ông xuất bản được một lô sách về vấn đề nầy có thể nói là đồ sộ. Đồ sộ từ đó và cho tới ngày nay. Biến cố 75 cắt đứt chương trình làm việc của nhiều người trong đó có ông. Lê Thanh Hoàng Dân bỏ viết, bỏ nghiên cứu để mưu sinh, để lập lại cuộc đời trên đất mới. Tuy nhiên con đường nghiên cứu quan sát, tìm tòi vẫn là con đường đi của Lê Thanh Hoàng Dân, trong nhiều lần du lịch ông quan sát, ông lên google hay vào thư viện địa phương để đọc để tìm hiểu thêm về lịch sử những địa phương, đền đài, cung điện, địa lý, di tích mà ông đì qua mà ông thấy. Bạn sẽ biết được nhiều điều về thế giới qua những quyển sách của ông, chúng dẫn bạn đi thăm nhiều nơi mà bạn không có dịp, chúng đưa cho bạn những kiến thức khó thể có về những địa phương xa nơi bạn ở, chúng tâm tình với bạn. Những quyển sách này đồng thời sẽ làm bạn ưu tư: Ôi sao xứ người đẹp đẽ tráng lệ như thế. Ôi sao những di tích ba bốn trăm năm của người ta còn giữ được cho tới ngày nay. Những ưu tư man mác buồn nhưng theo tôi rtất có ích lợi. Bạn nên có những quyển sách mới của người viết cũ: Lê Thanh Hoàng Dân. Nguyễn Văn Sâm” Read more